TỔ HỢP GIÁO DỤC H.A.N | Trang Chủ: Tư Vấn - Đào Tạo HR

Những điều bạn cần biết về nghề Quản trị Nhân sự - HR

------------------------------

I. Định nghĩa HR là gì?

HR là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Resources hay Human Resource. Cụm từ này được hiểu là người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm đến các vấn đề về nhân sự trong một công ty, doanh nghiệp . HR sẽ là bộ phận trực tiếp tiến hành các hoạt động tìm kiếm, đào tạo, đánh giá năng lực cũng như kiểm soát các vấn đề về lương thưởng, kỷ luật… của nhân viên nhằm tạo ra đội ngũ ưu tú, chất lượng nhất. 

II. Phân loại nghề nhân sự HR

Ngành nhân sự được chia làm 2 mảng chính

  • Quản trị Nhân sự: Đây là công tác quản lý hành chính và thực hiện chính sách lao động
  • Quản trị nguồn nhân lực: Đây là công việc mang tính chất lâu dài như các công việc phát triển và chiêu mộ nhân tài, xây dựng các cơ chế đánh giá năng lực nhân viên. Thực hiện một số công việc cụ thể sau: Tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên; Tư vấn quảng cáo và tuyển dụng; Tư vấn chiến lược nhân sự

III. Chức năng và nhiệm vụ chính của người làm nghề HR

Chức năng, nhiệm vụ chính: Bất kể quy mô thế nào, HR cũng cần có các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để đảm đương các chức năng, nhiệm vụ nhân sự sau:

a. Thực hiện và quản lý các chính sách lương thưởng, phúc lợi

Nhiệm vụ của họ là:

  • Lập kế hoạch trả lương, thưởng, kế hoạch quản lý hiệu suất làm việc và xây dựng cơ cấu lương phù hợp cho từng bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp.
  • Quản lý việc thực hiện các chế độ và chính sách theo đúng quy định của nhà nước về nghỉ phép, lễ tết, sinh đẻ,…

b. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

  • HR có nhiệm vụ đào tạo cho nhân viên mới nhận việc và cả nhân viên cũ. Họ cần:
  • Lập kế hoạch đào tạo các kỹ năng, chuyên môn cho phù hợp để phát triển và nâng cao năng lực làm việc cho nhân viên công ty. 
  • Đánh giá các yêu cầu, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để xác định nhu cầu đào tạo sao cho phù hợp nhất.
  • Vạch ra lộ trình thăng tiến cho từng vị trí công việc để định hướng phát triển cho nhân viên.

c. Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa nhân viên 

  • HR sẽ phải tạo ra một môi trường làm việc phù hợp, đảm bảo các quyền lợi cho nhân viên.
  • Kiểm tra các chính sách hiện hành của công ty cũng như đào tạo và hướng dẫn nhân viên các chính sách đó.

d. Tuyển dụng 

  • HR có trách nhiệm giám sát quá trình tuyển dụng và chọn đúng ứng viên phù hợp.
  • Đề xuất các nhân viên xuất sắc, đào tạo họ để họ thăng tiến lên các vị trí cao hơn và đóng góp công sức cho công ty nhiều hơn. 

e. Tư vấn các vấn đề nhân sự cho CEO và các Trưởng bộ phận 

  • HR có nhiệm vụ tư vấn về chiến lược nhân sự cho các nhà quản lý để hoàn thành tốt nhất các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

IV. Những vị trí công việc ngành HR

Các vị trí trong ngành HR sẽ bao gồm các vị trí như sau :

1. Giám đốc Nhân sự (Chief Human Resources Officer)

Đây là vị trí đứng đầu trong các vị trí trong ngành HR. Vị trí này có nhiệm vụ quản lý, giám sát mọi khía cạnh về nguồn nhân lực của toàn doanh nghiệp. Đây cũng là vị trí cùng nhà quản lý xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển của tổ chức. Vì thế, người đảm nhận vị trí này cần có năng lực nhất định và tầm nhìn chiến lược dài hạn.

2. Trưởng phòng Nhân sự (HR Manager)

Trưởng phòng Nhân sự có vai trò điều phối, lên kế hoạch và giám sát trực tiếp các hoạt động của Phòng Nhân sự, đảm bảo công việc được thực hiện một cách trơn tru và chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, trưởng phòng nhân sự cũng có nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Vị trí trong ngành HR này cũng là một trong những vị trí yêu cầu kiến thức chuyên sâu, nhiều kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn liên quan và kinh nghiệm làm việc tương đối.

3. Quản trị Hành chính Nhân sự (HR Admin)

Vị trí quản trị Hành chính – Nhân sự trong doanh nghiệp trong doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp. Quan tâm đến đời sống của các nhân sự, gắn kết các nhân sự trong doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó là việc triển khai các chương trình truyền thông nội bộ, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho toàn doanh nghiệp và các hoạt động khác.

4. Chuyên viên Tuyển dụng (Recruitment Specialist)

Chuyên viên Tuyển dụng là một trong những vị trí trong ngành HR được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, vị trí này cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng liên quan đến giao tiếp, kết nối với ứng viên, nhà tuyển dụng, các kỹ năng phỏng vấn, đánh giá năng lực ứng viên. Nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là tìm kiếm các nhân sự phù hợp cho các vị trí trong doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng mô tả, yêu cầu công việc cho nhân sự trong công ty.

5. Chuyên viên Đào tạo và Phát triển (Training and Development Specialist)

Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch, xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nhân sự, trao đổi với cấp trên về những kế hoạch tổ chức xây dựng những chương trình huấn luyện nội bộ cho nhân viên. Tìm kiếm và liên kết những cơ hội đào tạo từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tổ chức. Mục đích cuối cùng là giúp nhân viên có đầy đủ kỹ năng và kiến thức cơ bản, thích nghi với văn hóa doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp ngày càng ổn định và phát triển. 

6. Chuyên viên C&B (Compensations and Benefits Specialist)

Đây là một vị trí quan trọng trong ngành HR. Vị trí này có trách nhiệm quan sát, quản lý và cùng nhà quản lý xây dựng mức lương thưởng cho toàn bộ nhân viên cũng như xây dựng và phát triển chế độ phúc lợi cho nhân viên của nhân sự.

V. Kỹ năng cần thiết của người làm nhân sự

1. Kỹ năng chuyên môn

Với vị trí là một nhân viên nhân sự, để có thể thực hiện được tốt những công việc đối với vị trí này thì điều đầu tiên là bạn cần phải có những kiến thức về chuyên môn, trong đó bao gồm:

  • Kỹ năng dự đoán nhu cầu về nhân sự trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp hay đơn vị mà mình đang làm việc hiện nay.
  • Có khả năng hoạch định và cơ cấu lại tổ chức các bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp hiện nay.
  • Có các chiến lược tuyển dụng các nguồn nhân sự tiềm năng cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện xây dựng và lên kế hoạch tổ chức các buổi tuyển dụng, phỏng vấn ứng viên một cách hiệu quả.
  • Chuẩn bị danh sách các câu hỏi phù hợp với nội dung tuyển dụng của doanh nghiệp để có thể dễ dàng tìm ra được ứng viên tài năng, phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang cần. Nhân sự nên tham khảo những câu hỏi phỏng vấn hay nhất để có được bộ câu hỏi chọn lọc, chất lượng.
  • Phát triển các phương thức liên lạc và hệ thống cung cấp thông tin nội bộ nhân sự giữa hai chiều là quản lý và nhân viên.
  • Tổ chức và lên kế hoạch xây dựng được các chương trình hội nhập và đào tạo nhân sự để các nhân viên mới có thể dễ dàng hòa nhập với công việc và môi trường làm việc. Nhân sự phải lên kế hoạch thông báo giới thiệu nhân sự mới.

2. Kỹ năng quản lý nhân sự

Với kỹ năng quản lý nhân sự, người làm cần phải thể hiện được đầy đủ những khả năng sau:

  • Có phương án và kế hoạch xây dựng chiến lược quản lý nhân sự và thực hiện quản lý nhân sự hiệu quả.
  • Có các kế hoạch phát triển và đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng tay nghề nguồn nhân sự.
  • Thiết kế, xây dựng và cơ cấu hóa bộ máy tổ chức nhân sự của doanh nghiệp.
  • Thực hiện việc lên các kế hoạch tuyển dụng và tiến hành tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng doanh nghiệp hiệu quả.
  • Thực hiện việc xây dựng và đề xuất các vấn đề về lương thưởng cùng các chính sách về phúc lợi cho toàn bộ đội ngũ các bộ phận nhân viên trong doanh nghiệp. Các chính sách nhân sự này phải được tiến hành và đảm bảo hợp lý đối với các nhân viên. 

3. Kỹ năng giao tiếp

Đây là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng trong ngành nhân sự, đặc biệt là với vị trí nhân viên nhân sự. 

Chính sự nhạy bén trong cách chuyển tải nội dung và khéo léo trong cách trình bày lời nói của nhân viên nhân sự là chìa khóa để thu hút được nguồn ứng viên ứng tuyển tiềm năng và tránh xảy ra mâu thuẫn không cần thiết. 

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống

Là một HR, bạn cần phải luôn giữ cho mình một sự bình tĩnh, nghĩa là hãy thật tỉnh táo trong công việc, không để tình cảm lấn át hay ảnh hưởng đến hiệu suất công việc được giao.

5. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán

Đối với nhân viên nhân sự thì việc có kỹ năng thuyết phục và đàm phán có thể giúp họ thực hiện tốt trong việc tuyển dụng nguồn nhân sự mới cho doanh nghiệp và góp phần trong việc quản lý các bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp đó một cách hiệu quả. 

6. Có khả năng chịu áp lực công việc

Với nghề nhân sự thì khối lượng công việc mà người làm phải đảm nhận là tương đối lớn. Mỗi ngày, bạn đều phải đối mặt với nhiều công việc, với nhiều các vấn đề khác nhau. 

Nên để có thể theo được ngành này, thì ngoài việc có kỹ năng chuyên môn sâu thì bạn cũng cần phải có khả năng chịu được áp lực công việc cao. Nếu không bạn có thể rất dễ bị căng thẳng, chán nản và dễ dàng bỏ cuộc. 

7. Kỹ năng phối hợp làm việc

Đối với những doanh nghiệp lớn hay các Tập đoàn có các bộ máy nhân sự bài bản thì một nhân viên nhân sự không thể nào có thể đảm nhận được cùng một lúc rất nhiều công việc hay quản lý tất cả các bộ phận nhân viên trong công ty. 

Bạn chỉ có thể đảm nhận một phần công việc trong đó thôi, bởi thế bạn cần phải có sự phối hợp, hỗ trợ từ nhiều các phòng ban khác nhau thì mới có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ công việc của mình. 

Để có thể có sự phối hợp tốt như vậy thì bạn cần phải có sự hòa đồng với tất cả mọi người, đặc biệt là khả năng phối hợp trong công việc thật nhuần nhuyễn để có thể tiến hành công việc một cách thuận lợi nhất nhé.

8. Kỹ năng lắng nghe

Việc biết cách lắng nghe các ý kiến góp ý xung quanh và điều chỉnh cách làm việc một cách hợp lý không chỉ giúp bạn giải quyết được nhanh chóng các tình huống, biến cố phát sinh trong công việc mà còn tạo cho bạn nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.

9. Nắm bắt được tâm lý của người đối diện

Việc nắm bắt tâm lý người khác sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tuyển dụng, phỏng vấn các ứng viên và đánh giá được một cách chính xác được các khả năng của họ có phù hợp với các tiêu chí của doanh nghiệp mình đề ra hay không.

VI. Thuận lợi và khó khăn trong ngành nhân sự

1. Thuận lợi trong ngành Nhân sự

Làm nhân sự sẽ được tiếp xúc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau nên có thể nâng cao kỹ năng chuyên môn và kiến thức về các ngành khác. Ngoài ra còn có vai trò tiên phong trong việc giúp đỡ nhân viên, đào tạo nhân tài để một tổ chức hay một công ty phát triển lâu dài. Nhân viên nhân sự luôn nhận được nhiều tình cảm từ các phòng ban khác nhau khi đề xuất chính sách tác động trực tiếp đến lợi ích của nhân viên. Đây là vị trí có nhiều cơ hội để rèn luyện bản thân về cách quản lý, đánh giá nhân viên và đưa ra những ý tưởng và cả kỹ năng trình bày ý kiến với người khác. 

2. Khó khăn trong ngành Nhân sự

Làm nhân sự khó khăn lớn nhất là luôn phải giữ cân bằng giữa mọi nhân viên trong công ty, ở các phòng ban, vị trí với nhau và với ban giám đốc. Cân bằng lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, vị trí này đòi hỏi sự khéo léo và đầy kiên nhẫn cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả. Thỉnh thoảng phải chấp nhận nghe những phàn nàn từ nhân viên hay sếp hay gặp những vấn đề như tranh cãi, nghỉ việc của những nhân viên khác, áp lực tìm người mới. Ngoài ra áp lực từ cấp trên khi phải tiết kiệm những khoản chi phí, phải vui vẻ ngay cả khi không hài lòng.

VII. Mức lương của nhân viên nhân sự

Mức lương của nhân viên nhân sự tùy thuộc vào cấp bậc sẽ có những mức lương tương xứng. Dưới đây là mức lương trung bình cho từng cấp bậc của nhân viên nhân sự:

  • Sinh viên mới ra trường/không kinh nghiệm: Mức lương trung bình khoảng 5 triệu/tháng.
  • Nhân viên nhân sự: Mức lương trung bình 8 - 10 triệu/tháng. Vị trí này yêu cầu kinh nghiệm từ 1 năm trở lên.
  • Chuyên viên nhân sự: Mức lương trung bình 10 -15 triệu/tháng. Vị trí này yêu cầu kinh nghiệm 2 - 5 năm.
  • Trưởng phòng nhân sự: Mức lương trung bình 15 - 45 triệu/tháng. Vị trí này yêu cầu kinh nghiệm từ 5 - 8 năm kinh nghiệm.
  • Giám đốc nhân sự: Mức lương trung bình 40 - 200 triệu/tháng. Vị trí này yêu cầu kinh nghiệm từ 8 năm kinh nghiệm trở lên.

VIII. Cơ hội việc làm của nhân viên nhân sự hiện nay như nào?

Các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng cứ 100 người lao động sẽ có 1 lao động là nhân viên nhân sự. Nếu như cùng đem các chỉ số này áp dụng tại Việt Nam thì với con số là 49.000 các công ty, tổ chức doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam và 3,6 triệu lao động thì cũng đồng nghĩa là sẽ có tới 36000 lao động là nhân viên nhân sự. 

Điều này có thể thấy cơ hội việc làm ở ngành nhân sự là thật sự rộng mở cho tất cả các ứng viên. 

Tuy nhu cầu tuyển dụng bộ phận nhân sự hiện nay là rất lớn, nhưng trong vấn đề tuyển dụng chọn lựa nhân viên nhân sự của mình các doanh nghiệp đều có những yêu cầu khắt khe riêng. Bởi thế, bạn cần phải trau dồi tốt các kỹ năng chuyên môn mà bất kỳ một nhân viên nhân sự nào cũng cần phải nắm vững được.


Các bài viết khác

Luật Lao động mới nhất 2024 đang áp dụng và văn bản hướng dẫn

Luật Lao động mới nhất 2024 đang áp dụng và văn bản hướng dẫn

Những điểm mới quy định điều kiện để được hưởng các chế độ thai sản

Những điểm mới quy định điều kiện để được hưởng các chế độ thai sản

Quy định mới về thời gian làm thêm giờ trong một tháng, và một năm

Quy định mới về thời gian làm thêm giờ trong một tháng, và một năm

Tìm hiểu về cách tính bảo hiểm thất nghiệp đơn giản

Tìm hiểu về cách tính bảo hiểm thất nghiệp đơn giản

4 trường hợp không được xét hưởng chế độ tai nạn lao động

4 trường hợp không được xét hưởng chế độ tai nạn lao động

Thủ tục cần thiết để được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN

Thủ tục cần thiết để được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN

Những nội dung cần đưa vào hợp đồng lao động

Những nội dung cần đưa vào hợp đồng lao động

5 thoả thuận trái phâp luật khi ký hợp đồng lao động cần lưu ý

5 thoả thuận trái phâp luật khi ký hợp đồng lao động cần lưu ý

Tiền lương bao gồm những khoản nào ?

Tiền lương bao gồm những khoản nào ?

Gọi cho chúng tôi
Chat qua facebook
Hotline tư vấn: 0935484404