TỔ HỢP GIÁO DỤC H.A.N | Trang Chủ: Tư Vấn - Đào Tạo HR

Tìm hiểu chung về CV và JD

----------------------------

I. Tìm hiểu chung về CV

1. CV là gì ?

CV (Curriculum Vitae) được dịch sát nghĩa là sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất đây là bản tóm tắt những thông tin bao gồm: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan đến công việc mà bạn muốn ứng tuyển, để lại ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng khi lọc hồ sơ. Về bản chất thì CV không phải là tờ khai lý lịch tự thuật.

2. Điểm khác biệt giữa CV, Cover Letter và Resume là gì?

Xét về cơ bản thì CV và Resume gần tương tự nhau, hai loại hồ sơ này thường được gửi kèm Cover Letter khi ứng tuyển. Sau đây là bảng so sánh ba khái niệm trên để giúp bạn nắm rõ hơn:

 

Cover Letter

CV

Resume

Độ dài trang

Độ dài dưới 1 trang

Độ dài 1 - 2 trang

Độ dài chỉ 1 trang

Nội dung

Giới thiệu về bản thân, kinh nghiệm, nghề nghiệp hướng đến, mục tiêu trong tương lai.

Thông tin về bản thân ứng viên, trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng mềm và cứng, thành tích đạt được.

Họ tên đầy đủ, thông tin liên lạc, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng cấn thiết.

Mục đích sử dụng

Gửi kèm hồ sơ xin việc (CV hoặc Resume)

Ứng tuyển việc làm

Ứng tuyển việc làm

3. CV xin việc quan trọng như thế nào?

CV là thứ sẽ để lại ấn tượng ban đầu trước buổi phỏng vấn đầu tiên. Nhà tuyển dụng sẽ có những đánh giá tổng quan nhất về năng lực của bạn để xem bạn có thực sự phù hợp với công việc mà công ty đang cần hay không.

CV là công cụ giới thiệu về bản thân của người ứng tuyển

Trong CV của mình, người ứng tuyển cần cho nhà tuyển dụng thấy được những thứ mà họ cần, cụ thể như phẩm chất đạo đức, kỹ năng làm việc, thành tích,… cùng những lợi ích mà nhà tuyển dụng sẽ nhận được khi sử dụng bạn cho vị trí công việc đó.

CV cho thấy bạn có phù hợp với công việc đó hay không

CV đóng một vài trò rất quan trọng trong quá trình xin việc, thế nhưng không phải nhà tuyển dụng nào cũng có thể chọn bạn ngay lập tức khi chỉ nhìn vào CV mà bạn gửi. Theo đó, bạn cần phải trau dồi bản thân, rèn luyện và tích lũy cho mình những kinh nghiệm tốt nhất để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường lao động cũng như sự kỳ vọng của nhà tuyển dụng.

4. Cấu trúc 1 CV bao gồm các nội dung sau: 

a. Thông tin cá nhân (Personal details)

Phần này giúp công ty có thể dễ dàng liên lạc với bạn.

  • Tên (Name): Họ viết trước, tên viết sau. Đối với những nước nói tiếng Anh, tên (first name) viết trước, họ (surname) viết sau. Người ta thường không viết toàn bộ last name bằng chữ in hoa.
  • Địa chỉ (Address): Bạn cần ghi địa chỉ nhà ở, nơi bạn học/ làm việc để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn khi cần.
  • Số điện thoại (Telephone number): Cần ghi cả số điện thoại di động và địa chỉ e-mail (nếu bạn có).
  • Ngày/tháng/năm (Dates): Chú ý khi bạn ghi ngày tháng bằng chữ số.

b. Trình độ và bằng cấp (Education)

Phần này trình bày rõ về quá trình học tập và các bẳng cấp mà bạn có như: chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa ngắn hạn có liên quan. Cần nêu bật các thành tích nổi bật, kèm theo bằng khen liên quan (nếu có). 

c. Mục tiêu nghề nghiệp (Job Objective)

Phải nêu rõ ràng và nổi bật công việc mà bạn yêu thích, phù hợp với khả năng, kể cả môi trường làm việc mà bạn yêu cầu đối với vị trí ứng tuyển.

d. Kinh nghiệm chuyên môn (Professional experience) và Các kỹ năng có liên quan đến công việc (Skills): 

Ở phần này cần ghi rõ: ngày, tháng, năm làm việc; tên và địa điểm của công ty; hoạt động của công ty và nhiệm vụ của bạn ở công ty đó là gì? (Cần liên hệ kinh nghiệm làm việc của bản thân với với mục tiêu nghề nghiệp)

Không cần phải liệt kê tất tần tật những công việc lớn nhỏ mà bạn đã làm qua. Chỉ cần lựa chọn một hai công việc có giá nhất và thành tựu lớn nhất đạt được là đủ. Nên liệt kê thêm một số kỹ năng ngoài, những sở trường đặc biệt, ít người có sẽ tạo điểm nhấn.

e. Các hoạt động ngoại khóa (Extracurricular activities)

Đây là phần quan trọng, nó thể hiện cá tính và năng lực của bạn. Có thể trình bày cả hobby của bạn trong phần này.

f. Tham khảo (Reference)

Phần này cho nhà tuyển dụng biết những người sẽ bảo đảm cho những thông tin mà bạn đưa ra, là người sẵn sàng chứng thực cho bạn về những khả năng mà bạn có. Người đó phải sẵn sàng cung cấp thông tin cần thiết nếu công ty đó có nhu cầu xác minh các thông tin về bạn. Cần nêu rõ chức vụ, họ tên, nơi công tác, số điện thoại và địa chỉ liên lạc của người tham khảo. 

5. Mẹo viết CV gây ấn tượng

a. Lưu ý việc đưa ảnh vào CV

  • Có những vị trí ứng tuyển không yêu cầu nộp ảnh như một số vị trí công việc online  và cộng tác viên, hoặc yêu cầu chỉ cần một bức hình chân dung, có vị trí cần nhiều loại ảnh với kích thước khác nhau.
  • Vậy đối với công việc cần nhiều ảnh thì đưa vào CV như thế nào? Sẽ có 2 hướng giải quyết như sau:
  • Thứ nhất: Đối với CV gửi online, chỉ chèn ảnh chân dung với kích thức nhỏ (3×4, 4×6, hình chữ nhật hoặc tròn), còn ảnh phụ (bán thân, toàn thân) sẽ gửi link đính kèm.
  • Thứ 2: Đối với CV viết tay, chỉ chèn ảnh chân dung kích thước nhỏ tương tự trên, ảnh kèm theo sẽ in ra sau đó ghim lại, gửi cùng hồ sơ xin việc.

b. Trình bày nội dung phải chuẩn tin học văn phòng

Bàn về cách viết CV khoa học, ứng viên không thể bỏ qua các kiến thức trong tin học văn phòng cụ thể là ứng dụng Microsoft Word. Các điểm đáng chú ý:

  • Font chữ: Times New Roman, Arial, Tahoma 
  • Kích thước: 12-14 cho 3 kiểu chữ trên
  • Phần Tiêu đề CV nên viết in hoa đậm, căn giữa, kích thước 16-20. 
  • Dãn dòng 1.25 – 1.5cm..
  • Save file hồ sơ xin việc ở dạng PDF để CV hạn chế lỗi fonts và kích cỡ chữ trong quá trình gửi đi.
  • Các mục sẽ đánh số La Mã (nếu có), định dạng ngày/tháng/năm là số thường.

c. Trình bày CV theo trình tự logic

Thông thường có 2 trình tự đối với viết hồ sơ xin việc. 

  • Trình tự thời gian: Đây là dạng trình bày truyền thống, phù hợp nhiều đối tượng và sẽ phù hợp cho cả ứng viên không giỏi văn, viết lách. Theo thứ tự thời gian các mục lần lượt là lý lịch cá nhân - thế mạnh bản thân - khuyết điểm hiện tại - trình độ học vấn – thành tích đạt được - kinh nghiệm bản thân - nguyện vọng trong công việc.
  • Trình tự nhiệm vụ - chức năng: Loại định dạng này sẽ thích hợp cho việc ứng tuyển có nhiều kinh nghiệm. Cứ một tên công việc hoặc hoạt động sẽ đi kèm với các nhiệm vụ, chức năng.

d. Số trang của hồ sơ xin việc

CV xin việc thường có kích thước 1 trang a4 là hợp lý.

e. Làm nổi bật thông tin quan trọng

Nên hiển thị đủ và nổi bật các mục tiêu biểu: giới thiệu bản thân, kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên. Việc tập trung “tạo nét” vào vùng chú ý của đơn vị tuyển dụng là rất quan trọng. Có 3 nguyên tắc trình bày, ứng viên cần ghi nhớ:

  • Trình bày ngắn gọn lượng chữ không quá cách biệt nhau giữa 3 mục: giới thiệu bản thân, kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp. 
  • Nên sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành.
  • Trình bày theo thứ tự thời gian + hoạt động.

f. Lưu ý trong đặt tên CV

Tên gmail hay tên File ảnh gây mất thiện cảm đối với phía tuyển dụng. Tên CV nêu bật được ưu điểm của bạn sẽ là điểm cộng lớn. Khi đặt tên gmail cũng cần nghiêm túc và chuyên nghiệp Các loại CV nên lưu dưới tên: “Họ tên + kinh nghiệm + học vấn”; còn không kinh nghiệm hãy lưu: “Họ tên + học vấn”.

II. Tìm hiểu chung về JD

1. JD công việc là gì?

Job Description (viết tắt là JD) có nghĩa là bản mô tả công việc. Mục đích của việc xây dựng JD chính là cung cấp cho ứng viên đầy đủ các thông tin về nhiệm vụ, tiêu chuẩn, yêu cầu cũng như quyền lợi được xây dựng theo vị trí công việc mà doanh nghiệp đang cần tuyển.

2. Vai trò của JD công việc?

Vai trò quan trọng của văn bản này biểu thị qua các khía cạnh sau:

a. Vai trò của JD đối với nhà tuyển dụng

  • Giúp khẳng định tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp, là căn cứ để tổ chức đánh giá các ứng viên;
  • Làm cơ sở để doanh nghiệp quản lý lương thưởng;
  • Giúp doanh nghiệp phân bố nhân sự và giám sát khối lượng công việc một cách hợp lý;
  • Dưới góc độ quản trị, việc hệ thống hóa JD còn thể hiện tổng thể chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức giúp cấp lãnh đạo quản lý doanh nghiệp hiệu quả. 

b. Vai trò của JD đối với ứng viên

  • Giúp ứng viên hình dung được những công việc họ sẽ làm cùng với quyền hạn, trách nhiệm tương ứng khi gia nhập doanh nghiệp;
  • Giúp ứng viên nắm rõ yêu cầu về vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp, để từ đó có thể xem xét năng lực, khả năng của bản thân có phù hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng hay không;
  • Giúp ứng viên xác định mục tiêu công việc và định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

3. Hạn chế của JD là gì?

  • JD công việc vẫn có một số hạn chế, trở ngại nhất định trong một số trường hợp cần sự linh hoạt do trong tổ chức thay đổi nhanh chóng về tổ chức công việc.
  • Bản mô tả công việc có thể chưa phù hợp với một số nhà quản lý cao cấp vì công việc của họ cần sự chủ động, làm việc theo phương hướng mới khác với bản mô tả.

4. Nội dung cơ bản trong JD - bản mô tả công việc

  • Thông tin tuyển dụng: Phần này giúp ứng viên biết được họ đang theo dõi tin tuyển dụng của công ty nào. Thông qua phần thông tin tuyển dụng, ứng viên cũng sẽ dễ dàng tìm thấy nhà tuyển dụng trên các công cụ tìm kiếm. 

  • Vị trí tuyển dụng: Đây là phần giúp ứng viên biết được chức danh và bộ phận quản lý trong công việc. Dựa vào tên vị trí, ứng viên có thể đo lường được khối lượng và trách nhiệm công việc của mình.
  • Mô tả công việc: Đây là phần chính đối với một JD. Ứng viên sẽ biết được những kiến thức, kỹ năng cấn thiết, các yêu cầu, nhiệm vụ mà doanh nghiệp yêu cầu từ ứng viên.
  • Trách nhiệm và nghĩa vụ: Đây là phần giúp ứng viên biết được nhiệm vụ chính mà mình sẽ phải thực hiện khi ứng tuyển vào vị trí đó là gì. Nó đảm bảo chất lượng làm việc của một tập thể, giúp công việc được tiến hành theo đúng những gì cấp trên chỉ đạo.
  • Kinh nghiệm chuyên môn: Mỗi vị trí, cấp bậc sẽ cần có kinh nghiệm chuyên môn riêng. Có những vị trí không yêu cầu kinh nghiệm vì khi vào doanh nghiệp sẽ được đào tạo để phù hợp công việc, nhưng bên cạnh đó, có những vị trí cần có kinh nghiệm chuyên môn phù hợp thì mới đảm bảo được chất lượng yêu cầu công việc.
  • Trình độ học vấn: Với tính chất công việc khác nhau, mỗi vị trí sẽ có yêu cầu trình độ học vấn khác nhau phù hợp với năng lực của bản thân và tổ chức.
  • Quyền hạn vị trí công việc: Với những người làm việc ở các vị trí quản lý, quyền hạn vị trí sẽ phải được nêu rõ trong JD. Từ đó ứng viên sẽ nắm rõ được giới hạn công việc và quyền hạn trong khuôn khổ như thế nào.
  • Môi trường làm việc: Tùy thâm niên, quy mô, cơ cấu mà doanh nghiệp sẽ có môi trường làm việc khác nhau. Mô tả thêm môi trường làm việc cũng là cách giúp ứng viên xác định được môi trường làm việc sắp tới có phù hợp hay không. Tránh gây mất thời gian của cả 2 bên trong quá trình tuyển dụng và tìm việc làm.
  • Thu nhập và quyền lợi: Lương thưởng là phần mà ứng viên đặc biệt quan tâm khi ứng tuyển vào nột vị trí bất kỳ tại doanh nghiệp. Nếu lương không phải là thế mạnh của doanh nghiệp, thì bạn có thể làm nổi bật chính sách, đãi ngộ của doanh nghiệp để không bị tuột mất ứng viên tài năng trong quá trình tuyển dụng.
  • Thông tin, giấy tờ cần thiết: Những thông tin như thời hạn ứng tuyển, địa chỉ làm việc, giấy tờ cần thiết, để ứng viên có thể chủ động hơn trong việc nộp CV của mình. Nếu doanh nghiệp yêu cầu phải nộp giấy tờ trước, thì những thông tin đó cũng cần được nêu rõ để tránh việc ứng viên đến phỏng vấn, giấy tờ không đủ phải hẹn lại hôm sau và tạo sự chuyên nghiệp trong mắt ứng viên.

5. Bí quyết để viết mô tả công việc thu hút

Trước khi xây dựng JD, phải tiến hành phân tích công việc. Phân tích công việc, một phần không thể thiếu của quản lý nhân sự, là tập hợp, phân tích và tài liệu về các khía cạnh quan trọng của công việc bao gồm những gì nhân viên làm, bối cảnh của công việc và các yêu cầu của công việc, bao gồm các bước sau:

  • B1: Thu thập, ghi lại thông tin và xác minh lại chính tính xác công việc;
  • B2: Lập bản mô tả công việc dựa trên các thông tin đã được xác minh;
  • B3: Sử dụng thông tin bản mô tả công việc để xác định những kỹ năng, khả năng và kiến ​​thức cần thiết để thực hiện công việc đối với ứng viên;
  • B4: Cập nhật thông tin theo thời gian.

Quản lý JD là việc tạo ra và duy trì các JD trong một tổ chức. JD chính xác, chuyên nghiệp và được cập nhật là rất quan trọng đối với khả năng của một tổ chức trong việc thu hút các ứng viên có năng lực, định hướng và đào tạo nhân viên, thiết lập các tiêu chuẩn thực hiện công việc, phát triển các chương trình lương thưởng, thực hiện đánh giá, đặt mục tiêu và đáp ứng các yêu cầu pháp lý.

Sau đó, mô tả công việc được sử dụng để phát triển các sáng kiến ​​EEO/ADA, lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng và lựa chọn; để duy trì tính liên tục rõ ràng giữa lập kế hoạch trả thưởng, nỗ lực đào tạo và quản lý hiệu suất; và để xác định các yếu tố công việc có thể góp phần vào an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc và quan hệ nhân viên / lao động.

(Tổng hợp và biên tập)


Các bài viết khác

Luật Lao động mới nhất 2024 đang áp dụng và văn bản hướng dẫn

Luật Lao động mới nhất 2024 đang áp dụng và văn bản hướng dẫn

Những điểm mới quy định điều kiện để được hưởng các chế độ thai sản

Những điểm mới quy định điều kiện để được hưởng các chế độ thai sản

Quy định mới về thời gian làm thêm giờ trong một tháng, và một năm

Quy định mới về thời gian làm thêm giờ trong một tháng, và một năm

Tìm hiểu về cách tính bảo hiểm thất nghiệp đơn giản

Tìm hiểu về cách tính bảo hiểm thất nghiệp đơn giản

4 trường hợp không được xét hưởng chế độ tai nạn lao động

4 trường hợp không được xét hưởng chế độ tai nạn lao động

Thủ tục cần thiết để được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN

Thủ tục cần thiết để được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN

Những nội dung cần đưa vào hợp đồng lao động

Những nội dung cần đưa vào hợp đồng lao động

5 thoả thuận trái phâp luật khi ký hợp đồng lao động cần lưu ý

5 thoả thuận trái phâp luật khi ký hợp đồng lao động cần lưu ý

Tiền lương bao gồm những khoản nào ?

Tiền lương bao gồm những khoản nào ?

Gọi cho chúng tôi
Chat qua facebook
Hotline tư vấn: 0935484404